Làm thế nào để bổ sung vitamin A an toàn?
Thiếu vitamin A có thể dẫn tới mù lòa!
Thai phụ bổ sung nhiều vitamin A có hại cho thai nhi không?
Thừa vitamin A ở mẹ gây thiếu máu ở thai nhi
Dấu hiệu thừa vitamin A
Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) giải đáp các thắc mắc phổ biến liên quan đến bổ sung vitamin A như sau:
Vitamin A là gì?
Vitamin A là vitamin có trong nhiều loại trái cây, rau, trứng, sữa, bơ, bơ thực vật, thịt và cá nước mặn, cũng có thể được bào chế trong phòng thí nghiệm.
Khi nào cần bổ sung vitamin A?
Khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin A hoặc không tổng hợp được vitamin A.
Phụ nữ dùng vitamin A trong các trường hợp: Kinh nguyệt nhiều, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), nhiễm trùng âm đạo, nhiễm nấm men và phòng ung thư vú… Ngoài ra, phụ nữ bị nhiễm HIV sử dụng vitamin A để làm giảm nguy cơ lây truyền HIV sang con trong thời kỳ mang thai, sinh con hoặc cho con bú.
Đàn ông sử dụng vitamin A để cải thiện số lượng tinh trùng.
Vitamin A còn được sử dụng để cải thiện tầm nhìn và điều trị thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Ngoài ra, nó còn được sử dụng cho các bệnh về da, bệnh đường tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, phòng nhiễm trùng, bảo vệ hệ tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa.
Liều dùng vitamin A an toàn?
Vitamin A tương đối an toàn khi sử dụng qua đường uống hoặc tiêm bắp với liều lượng ít hơn 10.000 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày.
- Trẻ dưới 3 tuổi: Ít hơn 2.000IU/ngày
- Từ 4 – 8 tuổi: Ít hơn 3.000IU/ngày
- Từ 9 – 13 tuổi: Ít hơn 5.700IU/ngày
- Từ 14 – 18 tuổi: Ít hơn 9.300IU/ngày
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Ít hơn 10.000IU/ngày. Liều lượng lớn hơn có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ. phụ nữ mang thai nên theo dõi lượng vitamin A tiêu thụ trong ba tháng đầu của thai kỳ. Các thực phẩm nhiều vitamin A bao gồm: Gan, ngũ cốc và thực phẩm chức năng.
Một số nguyên cứu khoa học cho thấy liều lượng vitamin A cao có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và gẫy xương hông, đặc biệt ở những người cao tuổi. Những người thuộc độ tuổi này không cần bổ sung vitamin A hoặc dùng vitamin tổng hợp có vitamin A nếu ăn nhiều loại rau, củ, quả hoặc uống sữa có vitamin A.
Sử dụng vitamin A liều lượng cao trong thời gian dài có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Cáu gắt, chán ăn, khó chịu dạ dày, buồn nôn, nôn, sốt nhẹ, đổ nhiều mồ hôi và các tác dụng phụ khác.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú chỉ nên bổ sung ít hơn 10.000IU vitamin A mỗi ngày
Những lưu ý khi bổ sung vitamin A?
- Uống rượu có thể làm tăng tác hại của vitamin A lên gan.
- Những người bị rối loạn chuyển hóa chất béo (bệnh celiac, hội chứng ruột ngắn, vàng da, xơ nang, bệnh tuyến tụy và xơ gan) có khả năng không hấp thụ vitamin A đúng cách. Những người này nên sử dụng chế phẩm vitamin A hòa tan trong nước.
- Quá nhiều vitamin A có thể khiến làm trầm trọng bệnh gan, không nên bổ sung vitamin A nếu bạn có bệnh này.
- Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bổ sung vitamin A.
Vitamin A có tương tác với thuốc không?
- Khi sử dụng vitamin A với một số loại thuốc bôi ngoài da (thuốc có thành phần Retinoids) có thể khiến tác dụng phụ của vitamin A nghiêm trọng hơn.
- Vitamin A có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh, chẳng hạn Tetracylin, dùng vitamin A liều cao kết hợp với tetracylin có thể gây tăng huyết áp nội sọ. Vì thế, không nên dùng vitamin A liều cao khi đang uống các thuốc kháng sinh sau: Demeclocycline (Declomycin), minocycline (Minocin) và tetracycline (Achromycin), tetracylin.
- Không nên sử dụng vitamin A với các thuốc có thể gây tổn hại cho gan như: Acetaminophen (Tylenol), amiodarone (Cordarone), carbamazepine (Tegretol), isoniazid (INH), methotrexate (Rheumatrex), methyldopa (Aldomet), fluconazole (Diflucan), itraconazole (Sporanox), erythromycin (Erythrocin, Ilosone), phenytoin (Dilantin), lovastatin (Mevacor), pravastatin (Pravachol), simvastatin (Zocor)…
- Dùng vitamin A cùng với thuốc chống đông máu Warfarin (Coumadin) làm tăng nguy cơ bị thâm tím và chảy máu.
- Dưới 6 tháng tuổi: 400 mcg/ngày (1.300IU).
- Từ 7 – 12 tháng tuổi: 500mcg/ngày (1.700IU).
- Từ 1 – 3 tuổi: 300mcg/ngày (1.000IU).
- Từ 4 – 8 tuổi: 400mcg/ngày (1.300IU).
- Từ 9 – 13 tuổi: 600mcg/ngày (2.000IU).
- Nam 14 tuổi trở lên: 900mcg/ngày.
- Phụ nữ mang thai từ 14 – 18 tuổi: 750mcg/ngày (2.500IU); Từ 19 tuổi trở lên: 770mcg/ngày (2.600IU).
- Phụ nữ cho con bú từ 14 – 18 tuổi: 1.200mcg/ngày (2.500IU); Từ 19 tuổi trở lên: 1.300mcg/ngày (4.300IU).
Bình luận của bạn